Giấy nhám được biết đến là một loại vật liệu được sử dụng để loại bỏ các vết sần sùi trên bề mặt kim loại, inox,…giúp sản phẩm đó trông bóng bảy, sáng và mềm mịn hơn so với lúc ban đầu. Chính từ bản chất của mình mà giấy nhám đã và đang được rất nhiều các nhà máy, phân xướng ứng dụng để hoàn thiện tốt các loại sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường bán cho người tiêu dùng.
Và trong bài viết hôm nay của JUHENG, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại vật liệu này, cùng đó là liệt kê đến bạn những ứng dụng vô cùng tuyệt vời của loại vật liệu đánh bóng này trong các lĩnh vực, ngành nghề.
Cấu tạo của sản phẩm giấy nhám
Để thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hoạt động hiệu quả hay không của giấy nhám chính là từ cấu tạo của chúng. Cấu tạo của giay nham gồm 3 thành phần chính, đó là hạt nhám, keo dính và giấy ( hoặc vải).
Trong 3 thành phần cấu tạo nên giấy nhám này, thành phần quan trọng chủ lực nhất ở đây chính là hạt nhám, hay còn gọi với tên gọi khác là hạt mài. Gọi thành phần này là thành phần chủ lực quan trọng nhất của giấy nhám vì chúng giúp tạo ra khả năng mài mòn, đánh bóng tốt sản phẩm cho giấy nhám, và mặt hạt nhám ta có thể nhìn rõ thông qua bề mặt của giay nham.
Giấy nhám
Thành phần thứ hai quyết định tạo ra giấy nhám đó là keo dính, keo dính có nhiệm vụ gắn kết hạt mài với lớp giấy ( hoặc lớp vải) để chứ hạt nhám. Hạt mài để tạo thành giấy nhám hiện nay có rất nhiều các loại hạt mài khác nhau, có thể kể tên một số loại hạ mài như Garnet, Emery, đá lửa,…
Với các thành phần tạo thành ở trên thì tùy theo nhu cầu thị trường như thế nào mà các nhà sản xuất sẽ tạo ra các loại giấy nhám có kiểu dáng, hình thức khác nhau để phục vụ lợi ích tốt nhất của người sử dụng. Tính theo hiện tại thì giấy nhám có 3 hình dạng chính, đó là giấy nhám dạng thùng, giấy nhám dạng cuộn và cuối cùng là giấy nhám dạng tờ. Với từng loại giấy nhám thì sẽ được tạo các mật độ cát khác nhau trên bề mặt sản phẩm, để từ đó tạo sự phù hợp tốt nhất nhằm giúp các sản phẩm kim loại, inox, gỗ,…khi đánh bóng đạt được hiệu quả cao nhất.
Thường thì mật độ cát trên giấy nhám thường được sản xuất ra theo các mật độ theo quy định như P40, P80, P180, P240,…ký hiệu P ở đây chính là mật độ cát tên giấy nhám.
Những ứng dụng phổ biến của giấy nhám
Ngành sản xuất, chế tác, gia công kim loại ( gọi chung là ngành cơ khí)
Ứng dụng phổ biến nhất của giấy nhám có lẽ là trong ngành sản xuất, chế tác và gia công các sản phẩm kim loại. Khi sử dụng giấy nhám đánh bóng lên sản phẩm, các sản phẩm kim loại sẽ có một “ lớp áo ” bóng bẩy, mềm mịn khi đã xóa tan toàn bộ được các lớp thô ráp trên bề mặt.
Giấy nhám đánh bóng kim loại
Ngành gỗ
Giay nham được ứng dụng trong ngành này khá nhiều, và giấy nhám dùng trong lĩnh vực này cần là loại giấy nhám có hạt cát độ cứng mềm, mật độ của các hạt nhám nhiều để dễ dàng thoát phôi khi gia công sản phẩm.
Trong ngành điện tử – bán dẫn
Giúp đánh bóng các bề mặt bán dẫn, giúp các thiết bị có độ bóng vừa đủ để phủ sơn và tăng sự kết dính của các con chíp điện tử trên bề mặt bảng mạch.
Ngành ô tô, xe máy
Giấy nhám được sử dụng để tạo độ bóng cho các sản phẩm chất lượng cao như xe máy, ô tô thường khác biệt so với các ngành khác, vì thể khi ứng dụng giay nham trong ngành này thì yêu cầu giay nham cần phải có độ bền và đồng đều cao để tránh làm xước bề mặt sản phẩm.