Áp dụng một quy trình đánh bóng kim loại đúng cách sẽ giúp cho sản phẩm được hoàn thiện tối đa, lại tiết kiệm được chi phí và công sức. Khi sử dụng sáp đánh bóng kim loại cần thực hiện các bước đánh bóng quan trọng nào?
Vì sao cần có quy trình đánh bóng kim loại?
Đánh bóng kim loại được hiểu là công đoạn gia công bề mặt kim loại nhằm hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các sản phẩm kim loại sẽ không thể tránh khỏi những điểm dư thừa, gồ ghề, kém nhẵn mịn và cả không đồng đều về màu sắc. Lúc này, để sản phẩm hoàn thiện hơn, có bề mặt nhẵn mịn lại có cả độ bóng lý tưởng người ta sẽ cần đánh bóng sản phẩm kim loại.
Có rất nhiều vật liệu đánh bóng khác nhau và dù sử dụng máy móc, thiết bị nào hỗ trợ, sáp đánh bóng kim loại cũng trở thành một phần không thể thiếu. Không những giúp sản phẩm có hiệu quả sử dụng cao hơn mà còn tăng thêm lớp áo bảo vệ để làm chậm lại quá trình oxi hóa kim loại diễn ra.
Vai trò của công đoạn đánh bóng sản phẩm kim loại đã quá rõ ràng tuy nhiên việc đánh bóng đúng quy trình mới quyết định hiệu quả đánh bóng. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn được sáp đánh bóng kim loại chất lượng, chính hãng sau đó thực hiện đúng quy trình đánh bóng.
Khi áp dụng đúng quy trình khoa học, quá trình đánh bóng sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng và phù hợp hơn. Từng bước đánh bóng sản phẩm kim loại cần được thực hiện theo đúng thứ tự như vậy sản phẩm sẽ có hiệu quả đánh bóng tối ưu nhất đồng thời tiết kiệm chi phí còn đảm bảo an toàn lao động.
Quy trình đánh bóng kim loại với các bước không thể bỏ qua
Một quy trình đánh bóng kim loại đúng sẽ diễn ra với các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Các dụng cụ cần thiết cho quá trình đánh bóng kim loại gồm có máy móc như máy mài, vật liệu đánh bóng như phớt vải, bánh nỉ và không thể thiếu sáp đánh bóng kim loại.
Bước 2: Chuẩn bị sản phẩm cần đánh bóng
Nếu sản phẩm kim loại cần đánh bóng có nhiều bụi bẩn, vệt dầu mỡ, chúng ta sẽ cần loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bên trên. Bề mặt sản phẩm sạch sẽ là tiền đề giúp quá trình đánh bóng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Lắp phớt vải vào máy mài
Phớt vải cần được lắp đúng cách vào máy mài đảm bảo sự chắc chắn. Ngay cả khi máy mài khởi động nhanh, phớt vải không bị rơi ra. Phớt vải luôn được thiết kế có phần giữa hình trụ tròn để dễ dàng kết hợp với các máy móc khác nhau.
Sau khi đã lắp phớt vải đúng quy định hãy khởi động máy mài. Máy mài quay ổn định bạn cần bôi sáp đánh bóng hay còn gọi là lơ đánh bóng lên trên.
Bước 4: Đánh bóng sản phẩm kim loại
Từ từ đưa bề mặt của sản phẩm kim loại vào tiếp xúc với phớt vải đã được bôi sáp đánh bóng. Khi phớt vải chạm vào bề mặt kim loại sẽ có lực ma sát diễn ra giúp loại bỏ các điểm dư thừa để sản phẩm được nhẵn mịn, đều màu.
Bước 5: Kiểm tra lại sản phẩm
Kiểm tra lại sản phẩm xem độ đồng đều về màu sắc đạt hay chưa, có vị trí nào chưa đạt tiêu chuẩn hay không. Nếu có vị trí đánh bóng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, chỉ cần tiếp tục đánh bóng tại vị trí đó theo quy trình ban đầu.
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
Khi sản phẩm được đánh bóng đồng đều, nhẵn mịn toàn bộ bề mặt và sáng bóng đã đạt yêu cầu.
Một trong những lưu ý rất quan trọng khi sử dụng sáp đánh bóng kim loại chính là cần sử dụng một lượng vừa đủ, không nhiều cũng không ít. Sử dụng lượng quá nhiều sẽ bị lãng phí, còn sử dụng ít sáp đánh bóng sẽ giảm hiệu quả của quá trình này. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc hay muốn mua sáp đánh bóng chính hãng, chất lượng hãy liên hệ ngay với Juheng để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
- Địa chỉ: Căn 40 BT3 Lan Viên 2 – KĐT Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội – Việt Nam
- Hotline tư vấn: 0868.527.131
- Website: www.vatlieudanhbong.vn