Sản phẩm kim loại có đặc tính bị oxi hóa, bị ăn mòn nên cần được đánh bóng nhằm tạo ra bề mặt chất lượng cao, tăng cường tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc kỹ thuật đánh bóng cùng vật liệu đánh bóng nhiều ưu điểm hiện nay.
Chuẩn bị bề mặt trước khi đánh bóng
Kỹ thuật đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ chính là việc chuẩn bị bề mặt trước khi đánh bóng. Công đoạn này vô cùng quan trọng nhằm giúp hiệu quả đánh bóng sẽ tối ưu hơn.
Chuẩn bị bề mặt trước khi đánh bóng gồm:
- Loại bỏ rỉ sét, loại bỏ lớp kim loại đã bị ăn mòn trên bề mặt nếu có.
- Làm sạch bụi của bề mặt kim loại.
- Làm sạch dầu mỡ trên bề mặt kim loại
- Làm mịn bề mặt kim loại bằng cách loại bỏ các khuyết điểm như vết trầy xước, điểm kim loại dư thừa.
- Nếu cần có thể rửa sạch sản phẩm kim loại và làm khô trước khi đi vào đánh bóng.
Bằng việc vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thật kỹ sẽ giúp các công đoạn đánh bóng tiếp theo đơn giản, thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn nhưng lại đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật đánh bóng kim loại bằng tay
Đánh bóng bằng tay hay còn gọi là đánh bóng thủ công sẽ cần sử dụng vật liệu đánh bóng cũng như trực tiếp bàn tay lao động của con người. Mặc dù đánh bóng thủ công sẽ tốn công sức hơn, tốn thời gian hơn nhưng lại đạt được sự tinh tế, tỉ mỉ chất lượng cao. Người thợ thủ công sẽ trực tiếp kiểm soát lực đánh bóng, kiểm soát sự tiếp xúc của chất đánh bóng với bề mặt kim loại.
- Chọn hợp chất đánh bóng: phụ thuộc vào chất liệu kim loại cũng như hiệu quả hoàn thiện mong muốn để lựa chọn sử dụng vật liệu đánh bóng cho phù hợp.
- Bắt đầu đánh bóng: thoa vật liệu đánh bóng lên trên sau đó dùng dụng cụ để chà theo chuyển động hình tròn với lực tăng giảm phù hợp để đạt được độ bóng sáng của kim loại theo mong muốn.
- Làm sạch và kiểm tra: làm sạch bằng khăn mềm để loại bỏ những tạp chất còn dư sau quá trình đánh bóng đồng thời kiểm tra xem còn vị trí nào chưa đạt tiêu chuẩn hay không sẽ được xử lý thêm.
Kỹ thuật đánh bóng kim loại bằng máy
Khác với đánh bóng kim loại thủ công, đánh bóng kim loại bằng máy sẽ có sự tham gia, hỗ trợ của máy móc thay thế phần lớn sức lao động của con người. Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc nên đánh bóng sẽ nhanh chóng hơn, hiệu suất tốt hơn và tiết kiệm được nhân công lao động. Tuy nhiên hiện nay không phải sản phẩm nào cũng có thể sử dụng máy móc đánh bóng. Những sản phẩm đòi hỏi sự hoàn hiện, sự tỉ mỉ cao hoàn toàn cần được đánh bóng bằng tay.
Những kim loại thích hợp sử dụng máy móc để đánh bóng như đồng, thép, crom, niken, titan….
- Chọn phớt đánh bóng phù hợp bởi mỗi sản phẩm kim loại sẽ dùng miếng len, bọt hay sợi với mức độ thô, tinh khác nhau để đánh bóng.
- Chọn hợp chất đánh bóng: hợp chất đánh bóng sẽ được thoa lượng vừa đủ lên miếng đánh bóng. Lượng hợp chất này phải vừa đủ không được nhiều không được ít.
- Lập trình máy đánh bóng với tốc độ phù hợp và bắt đầu đánh bóng kim loại. Có thể điều chỉnh máy nhanh hay chậm tùy từng giai đoạn đánh bóng.
- Kiểm tra: kiểm tra sản phẩm sau khi được đánh bóng, loại bỏ các hợp chất còn dư thừa trên bề mặt. Thêm hợp chất đánh bóng lên miếng đánh bóng nếu đã hết. Nếu sản phẩm sau kiểm tra còn chưa đạt độ bóng sáng tiêu chuẩn ở vị trí nào sẽ được tiếp tục xử lý thêm.
Nhìn chung dù đánh bóng thủ công hay đánh bóng kim loại bằng máy móc có những điều vô cùng quan trọng cần lưu ý:
- Làm sạch bề mặt của sản phẩm trước khi đánh bóng
- Lựa chọn vật liệu đánh bóng phù hợp
- Luôn kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm khi kết thúc quá trình đánh bóng
Khách hàng đang có nhu cầu mua vật liệu đánh bóng kim loại nhưng chưa biết sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, hãy liên hệ với Juheng chúng tôi để được tư vấn!
Website: www.vatlieudanhbong.vn
Hotline 1: 0868.527.131
Hotline 2: 0399.931.603