Khi nhắc đến vật liệu đánh bóng, có lẽ giấy nhám là cái tên không thể bỏ qua. Trong đời sống, giấy nhám được sử dụng khá phổ biến, để đánh bóng – làm sạch bề mặt các món đồ dùng thường ngày. Và trong ngành công nghiệp phụ trợ thì giấy nhám còn đóng vai trò vô cùng lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giấy nhám trong việc đánh bóng kim loại nhé!
Lịch sử ra đời của giấy nhám
Từ xưa, khi nhu cầu xử lý bề mặt các vật dụng thông thường, con người đã biết sử dụng các món đồ có bề mặt sần như da cá mập sấy khô để mài mòn. Việc sử dụng da cá mập sấy để đánh bóng mang lại nhiều hạn chế, xuất hiện nhiều rủi ro, tốn nhiều thời gian, công sức và hiệu quả đánh bóng không cao.
Tới thế kỷ 13, Tại Trung Quốc, người ta phát hiện những yếu tố mới cấu thành loại giấy có tác dụng mài mòn, đó chính là điểm khởi đầy để hình thành nên sản phẩm giấy nhám đầu tiên:
– Năm 1833, tại London, John Oakey đã sản xuất ra loại giấy nhám với cấu tạo từ các hạt thủy tinh (hay còn được gọi là giấy kính), phát triển kỹ thuật là chất kết dính và quy trình sản xuất tiên tiến cho phép sản xuất hàng loạt.
– Vào năm 1834, tại Hoa Kì, các nhà sản xuất Isaac Fischer, Springfield, Jr, Vermont được cấp bằng sáng chế sản phẩm giấy nhám.
– Năm 1921, nhà sản xuất 3M phát minh ra sản phẩm giấy nhám nước, loại giấy nhám này được sử dụng kết hợp với nước để sơn sữa chữa oto. Loại giấy nhám này hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến.
Các loại hạt mài bề mặt giấy nhám đầu tiên
Trước kia, người ta sử dụng loại đá lửa, hạt garnet để làm hạt mài mòn, ứng dụng sản xuất giấy nhám nhưng hiện nay những loại hạt mài mòn này đã không còn phổ biến nữa. Để thay thế cho các loại hạt trên, ngày nay người ta sử dụng các hạt mài mòn trên bề mặt nhám hiện đại hơn như Silicon Carbide, Oxit nhôm, Alumina-zirconia…
Những loại hạt mài mòn có nguồn gốc từ các nguyên liệu cao cấp được sử dụng để sản xuất giấy nhám mang đến nhiều ưu điểm nổi bật, tiêu biểu phải kể đến như:
- Có độ nhám cao
- Quy cách đa dạng
- Có thể sử dụng giấy nhám mài bằng tay hoặc bằng máy mài
- Khả năng mài mòn rất nhanh, sắc, bén
- Được ứng dụng rộng rãi, mài mòn trên Inox, loại bỏ các vết rỉ sét trên bề mặt kim loại, hiệu quả đánh bóng tối ưu.
- Ngoài ra, giấy nhám có thể sử dụng trên bề mặt gỗ, gạch, đá…
Vật liệu đánh bóng giấy nhám hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi, dùng trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại, trong công nghiệp phụ trợ và hoàn toàn có thể sử dụng dễ dàng ngay tại nhà.
Để biết thêm chi tiết về giấy nhám bạn hãy liên hệ ngay với Juheng chúng tối nhé!