Vật liệu đánh bóng là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình gia công, hoàn thiện sản phẩm kim loại. Tuy nhiên để quy trình đánh bóng trở nên hiệu quả, bề mặt đánh bóng đạt đến vẻ đẹp hoàn mỹ thì khâu lựa chọn vật tư phù hợp vô cùng quan trọng. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số cách xác định vật liệu đánh bóng kim loại phù hợp cho từng mục đích.
Vật liệu đánh bóng là gì?
Vật liệu đánh bóng hay còn gọi là vật tư đánh bóng kim loại, vật tư tiêu hao là các sản phẩm tham gia vào quá trình đánh bóng giúp cải thiện bề mặt kim loại trở nên mịn, bóng, có tính thẩm mỹ cao. Quy trình đánh bóng này khiến loại bỏ các vết trầy xước, những chi tiết thừa thông qua biện pháp mài mòn và ma sát. Sau khi được đánh bóng, các sản phẩm từ thô ráp, gỉ sét sẽ có diện mạo mới với tính hoàn thiện cao, giúp chủ doanh nghiệp nâng cao vẻ đẹp, giá trị và giá thành của sản phẩm.
Các vật liệu đánh bóng được sử dụng phổ biến hiện nay
Trong quá trình đánh bóng kim loại, đánh bóng đồng và các sản phẩm khác có khá nhiều các loại vật tư tiêu hao khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp trong từng quy trình và đem đến những kết quả khác nhau. Một số vật liệu được sử dụng phổ biến trong các cách đánh bóng inox phải kể đến như:
+ Phớt vải, phớt nỉ, phớt xơ dừa: vật tư này được sản xuất từ nguyên liệu như vải, vải nỉ, vải sisal – hay còn gọi là vải xơ dừa có cấu tạo hình trụ tròn, phần lỗ ở giữa trung tâm với nhiều lớp vải được xếp chồng lên nhau.
+ Sáp đánh bóng: vật liệu đánh bóng này có thành phần chủ yếu là Aluminum Oxide có công thức hóa học Al203 được nung bằng nhiệt độ cao, sau đó, được kết hợp với một số chất phụ gia đặc biệt để nâng cao hiệu quả đánh bóng bề mặt kim loại.
+ Quả lô đánh bóng: được dùng cho quy trình đánh bóng thô với các lớp giấy nhám được xếp chồng lên nhau. Sản phẩm này thường được kết hợp với máy mài và sáp đánh bóng
+ Giấy nhám là các cuộn giấy có bề mặt thô ráp với cấu tạo gồm lớp đế được làm từ giấy hoặc vải, keo kết dính để dính chặt hạt mài lên bề mặt của giấy/ vải. Lớp cát trên bề mặt thường được làm từ vật liệu như cát, oxit nhôm, đá lửa…
Cách xác định vật liệu đánh bóng phù hợp cho từng mục đích
Để các cách đánh bóng inox trở nên hiệu quả, thì việc xác định vật liệu sao cho thật phù hợp với từng quy trình là điều cần thiết. Một số cách xác định vật liệu đánh bóng như:
+ Hiểu và nắm rõ công dụng của từng vật liệu đánh bóng kim loại: mỗi vật tư đánh bóng đồng, đánh bóng kim loại đều có cấu tạo, chức năng riêng biệt. Vì thế, để đánh bóng hiệu quả thì người sử dụng cần nắm vững khả năng ứng dụng của chúng. Ví dụ như bánh nỉ sẽ dùng để đánh xước hairline rất hiệu quả, còn phớt xơ dừa lại giúp tạo độ bóng, sáng cho bề mặt sản phẩm.
+ Nắm rõ từng công đoạn đánh bóng: quy trình đánh bóng thường được trải qua 3 bước gồm: đánh bóng thô – đánh bóng trung và đánh bóng tinh. Việc nắm rõ kết quả cần đạt được trong mỗi khâu đánh bóng sẽ giúp công nhân lựa chọn vật liệu đánh bóng kim loại phù hợp. Ví dụ tại bước đánh bóng thô thì nên dùng giấy nhám để mài mòn các chi tiết thừa, cạnh bavia sắc bén, bánh nỉ dùng để đánh bóng hairline loại bỏ gỉ sét giúp sản phẩm có độ bóng mờ. Cuối cùng, ở bước đánh bóng tinh thì không thể thiếu sáp đánh bóng kết hợp với vải đánh bóng để làm tăng độ bóng hoàn hảo nhất cho sản phẩm.
+ Nắm vững thông số kỹ thuật của từng vật liệu đánh bóng: mỗi vật liệu đánh bóng có thông số khác nhau, kích thước khác nhau, hình dạng khác nhau sẽ phù hợp với từng bề mặt khác nhau. Vì thế, nắm rõ từng thông số sẽ giúp công nhân tối ưu hóa được hiệu quả cũng như thời gian gia công.
Hiện nay, vật liệu đánh bóng vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã. Nhưng để cách đánh bóng inox đạt hiệu quả cao hơn thì người tiêu dùng nên chọn những địa chỉ cung cấp uy tín và chất lượng.
Juheng tự hào là đơn vị phân phối các vật liệu đánh bóng có chất lượng hàng đầu Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu trong khu vực như: Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm hãy truy cập https://vatlieudanhbong.vn để được tư vấn chi tiết nhất.