Vì sao cần đánh bóng kim loại, quy trình gồm những bước nào và có cần sự tham gia của vật liệu đánh bóng không? Tất cả những thắc mắc này của bạn đọc sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết, cụ thể ngay trong bài viết này!
Vì sao cần đánh bóng kim loại?
Khi đánh bóng kim loại chẳng những tốn kém thời gian, tốn kém chi phí cho cả nhân công, vật liệu và máy móc. Tất nhiên, việc đánh bóng kim loại phải mang lại giá trị thì mới cần thiết phải có quy trình này trong quá trình sản xuất các sản phẩm kim loại.
Vậy vì sao cần phải đánh bóng kim loại:
- Đánh bóng kim loại giúp nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm: các sản phẩm kim loại khi được đánh bóng sẽ nhẵn mịn hơn và có giá trị sử dụng tốt hơn. Bởi quá trình sản xuất ban đầu, sẽ khó tránh khỏi những chi tiết kim loại thừa trên bề mặt sản phẩm. Đối với nhiều sản phẩm cần sự hoàn thiện cao, những chi tiết dư thừa này sẽ khiến sản phẩm không thể sử dụng được.
- Đánh bóng kim loại giúp tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm: từ 1 vật phẩm kim loại ban đầu trải qua các bước đánh bóng sẽ nhẵn mịn hơn, sáng bóng hơn và có tính thẩm mỹ cao hơn. Tất nhiên những sản phẩm càng có tính thẩm mỹ cao càng thu hút được khách hàng và dễ được khách hàng lựa chọn.
- Đánh bóng kim loại tăng tuổi thọ của sản phẩm: các sản phẩm từ kim loại sẽ bị oxi hóa theo thời gian, nhưng nhờ được đánh bóng cẩn thận sẽ hạn chế được tác động từ môi trường, làm chậm lại quá trình oxi hóa và đương nhiên sẽ tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Quy trình đánh bóng gồm những bước nào?
Tùy vào mỗi sản phẩm được sản xuất sẽ có những yêu cầu, quy định riêng trong công đoạn đánh bóng. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có 3 bước đánh bóng gồm:
- Đánh bóng thô: đây là bước đầu tiên nhằm loại bỏ đi những điểm khuyết tật, dư thừa bên trên bề mặt của sản phẩm kim loại và tạo độ nhẵn mịn tương đối cho sản phẩm. Vật liệu đánh bóng kim loại thường được dùng như quả nỉ, giấy nhám…
- Đánh bóng trung: khi đã loại bỏ được các điểm khuyết tật lớn trên bề mặt sản phẩm kim loại tiếp theo sẽ cần làm nhẵn mịn thêm để tạo tiền đề cho bước đánh bóng cuối cùng được hoàn hảo. Ở bước này, sản phẩm kim loại sẽ tiếp tục được tiếp xúc với các vật liệu đánh bóng để có độ nhẵn mịn tốt hơn.
- Đánh bóng tinh: đây chính là bước cuối cùng. Đánh bóng tinh sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm không còn sự gồ ghề, nhám nhám tay khi sờ vào. Bên cạnh đó, đánh bóng tinh còn phủ lên bề mặt sản phẩm 1 lớp bóng bắt sáng, vô cùng đều màu.
Đến công đoạn đánh bóng tinh, sản phẩm đã đạt độ hoàn thiện đáng kể và chỉ cần được kiểm tra, đóng gói trước khi xuất xưởng đến tay khách hàng. Mỗi bước đánh bóng đều rất quan trọng, có vai trò riêng. Ví dụ chúng ta không thể đánh bóng tinh nếu như bỏ qua bước đánh bóng thô, bởi lúc này trên bề mặt sản phẩm kim loại vô cùng sần sùi, dư thừa các chi tiết, việc đánh bóng tinh chẳng có giá trị và sẽ kém hiệu quả.
Các vật liệu đánh bóng giúp quy trình đánh bóng được hiệu quả, năng xuất hơn
Có rất nhiều vật liệu đánh bóng hiện nay trên thị trường. Sự đa dạng của vật liệu đánh bóng nhằm đáp ứng được: phù hợp theo từng bước đánh bóng, phù hợp với từng sản phẩm kim loại.
Một số các vật liệu đánh bóng tiêu hao phổ biến như: sáp đánh bóng hay còn gọi là lơ đánh bóng, phớt vải bò, phớt vải xơ dừa, quả nỉ, giấy nhám, bánh giáp xếp… Đặc biệt bên cạnh các loại vật liệu tiêu hao này sẽ có sự hỗ trợ thêm của các loại máy móc như máy mài.
Vật liệu đánh bóng cần được mua tại địa chỉ uy tín và có sự phù hợp với tính chất của kim loại. Bạn sẽ được tư vấn chi tiết, đầy đủ về vấn đề này khi liên hệ với Juheng!
Website: https://vatlieudanhbong.vn