1. Nguyên lý cơ bản của đánh bóng kim loại.
Máy chà bóng, chất tác nhân, hợp chất hóa học và sản phẩm là bốn thành phần phần để hoàn tất quy trình chà bóng. Nên ngoài việc chọn sản phẩm và máy đánh bóng rung hoạc lồng quay phù hợp, ta cũng thấy vai trò quan trọng của các chất tác nhân và hợp chất hóa học tương thích với sản phẩm. Nếu các thành phần không thích hợp với nhau, ta không đạt được hiệu quả đánh bóng sản phẩm. Hơn nữa, chất tác nhân có thể bám vào các lỗ khe, tác hại tới sản phẩm và đem tới lỗ lã lớn. Nếu các thành phần thích hợp với nhau, ta có thể dễ dàng đạt kết quả tốt, nâng cao chất lượng đánh bóng và giảm chi phí. Sau đây là phần giới thiệu ngắn gọn các chất tác nhân và hợp chất để quý vị tham khảo và lựa chọn.
2. Chất tác nhân chùi bóng: thường dùng với các loại phớt phù hợp với vật liệu riêng.
a)Tác nhân gốm và sứ:
Tác nhân gốm có lực ăn mòn có thể dùng để chà bóng ở lớp thô, hoặc vừa mịn.
Tác nhân sứ hầu như không có lực ăn mòn nên có thể dùng để đánh bóng hoặc chà gương (kiếng thủy tinh).
b)Tác nhân nhựa:
Phù hợp với cho những sản phẩm mềm bằng thiếc, nhôm, hợp kim đồng thau…
c)Tác nhân kép và thép không gỉ:
Chủ yếu dùng cho sản phẩm thép và thép không rỉ.
Chất liêu thép không có chất bào mòn, chủ yếu được dùng cho việc đánh bóng kim loại.
Chùi bónghay còn gọi là phớt bóng là phương pháp thủ công, sử dụng nhiều lao động, mức độ tiêu hao không đáng kể, phù họp với sản xuất đồ cao cấp, năng suất thấp
3. Chọn loại môi chất nào cho phù hợp?
a)Hình dạng: Tùy theo các bề cạnh lõm, lỗ lõm, khe… mà lựa chọn hình dạng và kích cỡ tác nhân, kết quả chà bóng phải thật sự tốt và các tác nhân không được kệt lại trong sản phẩm.
b)Chất liệu: Tùy theo độ cứng của sản phẩm mà chọn chất liệu tác nhân.
c)Độ mịn: So sánh hiệu quả chà bóng của sản phẩm trước và sau chà bóng. Ba điểm trên là các yếu tố then chốt cho việc chọn tác nhân và tỉ lệ giữa tác nhân và sản phẩm.
d)Kích cỡ và trọng lượng của sản phẩm: Nếu tác nhân và sản phẩm không cân đối về kích cỡ và trọng lượng, tác nhân sẽ không di chuyển giữa các sản phẩm, các sản phẩm sẽ dính chùm hoặc và vào nhau.
e)Cân nhắc tỉ lệ: cần cân nhắc tỉ lệ giữa tác nhân và sản phẩm so với yêu cầu chất lượng làm bóng và chi phí. Tỉ lệ thông thường là 3/1 với chà bóng mịn là 6/1.
Tính thời gian để nạp thêm: Cần nạp thêm các tác nhân thường xuyên để thay thế những tác nhân đã mòn, vỡ.
Thay tác nhân mới: Khi hầu hết các tác nhân đã mòn vỡ, dễ kẹt trong sản phẩm, ta nên thay toàn bộ tác nhân.
4. Chức năng của môi chất (dung môi hóa chất)
Tăng cường hiệu quả đánh bóng và chà sát
Tẩy dầu mỡ. làm sạch bề mặt.
Cạo rỉ (gỉ, teng), giữ độ bóng, có thể làm tăng độ bóng
Bôi trơn, làm lớp đệm, giảm hao phí tác nhân.
Giảm độ cứng của nước (tức là giảm một số chất như – Canxi – trong nươc).
Làm mềm lớp oxit hóa trên bề mặt.
5. Môi chất quyết định chất lượng bề mặt.
Chất liệu: Tùy chất liệu của sản phẩm mà chọn hợp chất hóa học cho phù hợp
Độ mịn: Tùy theo quy trình như xay thô, xay mịn hay đánh bóng… Yêu cầu xử lý bề mặt sẽ quyết định việc ta phải dùng hợp chất nào.
Cách dùng như nào cho hợp lý chúng ta nên tìm hiểu rõ rang trước khi sử dụng để đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất => Giảm chi phí, tăng chất chất lượng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK JUHENG
Hotline: 0321.358.7064
Email: phuclaia2308@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Website: vatlieudanhbong.vn